Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Chữ ký điện tử là gì ?

Khái niệm về Chữ ký điện tử

Về căn bản, khái niệm chữ ký điện tử cũng giống như chữ viết tay. Bạn dùng nó để xác nhận lời hứa hay cam kết của mình và sau đó không thể rút lại được. Chữ ký điện tử không đòi hỏi phải sử dụng giấy mực, nó gắn đặc điểm nhận dạng của người ký vào một bản cam kết nào đó.

Có được một bản chứng nhận điện tử cũng giống như dùng bằng lái xe để xác nhận nhận dạng của mình. Bạn có thể thi lấy được bằng lái xe tại Hà Nội những nó lại cho phép bạn điều khiển phương tiện tại TP HCM. Tương tự như vậy, bản chứng nhận điện tử là vật để khẳng định nhân dạng của bạn trên Internet với những người chấp nhận nó.

Làm thế nào để tạo một chữ ký điện tử?

Chữ ký điện tử yêu cầu phải sử dụng một mã hoá khoá công cộng (public key). Nếu muốn tạo chữ ký điện tử thì cần phải có thêm cả mã hoá khoá cá nhân (private key). Bạn dùng khoá cá nhân để ký - chỉ là một dạng mã - sau đó chỉ cung cấp khoá công cộng cho người cần xác nhận chữ ký đó (chẳng hạn như ngân hàng, nơi bạn vay tiền). Khoá cá nhân và công cộng có quan hệ tương ứng với nhau, nhưng chỉ trên phương diện toán học, vì thế mã khoá công cộng có thể xác nhận được chữ ký đó mà không cần phải biết khoá cá nhân. Trên thực tế, không thể dựa vào khoá công cộng mà đoán ra khoá cá nhân.

Có thể xin cấp chữ ký điện tử ở đâu?

Bạn cần phải có được một thứ gọi là chứng nhận điện tử. Để có được nó, bạn cần phải liên lạc với một tổ chức cung cấp chứng nhận. Khi mua đồ trên mạng và sử dụng chữ ký điện tử, bạn cung cấp cho chủ hàng chứng nhận điện tử đó. Nếu người chủ đó tin tưởng tổ chức cấp phát chứng nhận, thì anh ta sẽ dùng nó để xác định chữ ký của bạn. Giấy chứng nhận điện tử đó chính là khoá công cộng.

Đối với khoá cá nhân, thông thường tổ chức cung cấp chứng nhận điện tử sẽ tạo cho bạn một khoá cá nhân. Một số hệ thống máy tính cho phép bạn tự mình tạo khoá cá nhân, nhưng hãy cẩn thận! Đây chính là chỗ rất có khả năng xảy ra lừa đảo. Chữ ký điện tử được coi là không thể làm giả, nhưng nếu bạn bất cẩn với khoá cá nhân của mình thì việc nó bị sử dụng trái phép là điều khó tránh khỏi.

Chữ ký điện tử có hiệu lực pháp lý?

Tại Mỹ, tháng 6/2000, cựu tổng thống Bill Clinton đã phê chuẩn một điều luật công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử. Và hồi đầu tháng 8 năm nay, Liên minh châu Âu đã chính thức chấp thuận chữ ký điện tử.
Tuy nhiên, việc sử dụng chữ ký điện tử đòi hỏi phải có một khoản chi phí từ phía doanh nghiệp cũng như khách hàng. Chỉ khi nào chi phí này giảm thì mức độ áp dụng có thể sẽ tăng. Nhưng tốc độ sẽ chậm, bởi việc sử dụng chữ ký điện tử đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề pháp lý.

Phân biệt Credit Card, Debit Card và Cash Card

- Thẻ Visa (MasterCard) Debit: còn gọi là thẻ ghi nợ, trong tài khoản bạn có bao nhiêu thì bạn chỉ dùng được trong giới hạn đó.

- Thẻ Visa (MasterCard) Credit: còn gọi là thẻ tín dụng. Bạn có thể dùng quá số tiền hiện có trong tài khoản, số tiền này sẽ được ứng trước từ ngân hàng. Số lượng ứng tùy thuộc vào mỗi ngân hàng và những gì bạn tín chấp. Số tiền của ngân hàng ứng cho bạn sẽ được miễn lãi suất trong một khoảng thời gian (thường là 45 ngày).

Ưu, nhược của từng loại thẻ:

- Thẻ Visa Debit: vì chỉ dùng trong số tiền mình có nên bạn có thể chủ động quản lý chi tiêu hơn.

- Thẻ Visa Credit: số tiền bạn dùng là tiền của ngân hàng nên sẽ an toàn hơn trong các giao dịch, ngoài ra mọi giao dịch đều được ghi lại rõ ràng, chi tiết. Số tiền của bạn trong tài khoản vẫn có thể sinh lời hàng ngày.

Kết Luận: nếu bạn giao dịch lớn và giao dịch thường xuyên thì dùng Visa Credit rất có lợi. Nếu bạn làm ăn nhỏ lẻ thì Visa Debit sẽ tốt hơn với mức phí giao dịch thấp, không mất phí chuyển đổi tiền tệ ở nước ngoài, đăng kí và giao dịch nhanh gọn hơn. Nhưng nếu bạn có khả năng quản lý chi tiêu, và lại hay sử dụng giao dịch trên thẻ thì Visa Credit luôn là sự lựa chọn hàng đầu.

Ngoài ra, còn một loại thẻ nữa cũng được dùng trong thanh toán trực tuyến đó là thẻ Prepaid (trả trước), loại thẻ này được sử dụng để thay thế tiền mặt trong thanh toán hàng ngày. Loại thẻ Prepaid của Visa/MasterCard có thể dùng để thanh toán khi mua hàng trực tiếp hoặc mua hàng online trên toàn thế giới.

Thẻ trả trước được coi như một loại thẻ dữ trữ giá trị, người sử dụng thẻ phải trả trước một số tiền nạp trong thẻ.

Thẻ có thể do ngân hàng, tổ chức tài chính phát hành, cũng có thể do các doanh nghiệp liên kết với ngân hàng phát hành cho khách hàng để khuyến khích sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Loại thẻ trả trước thông dụng nhất trên thế giới mang thương hiệu quốc tế Visa, MasterCard, American Express... 

Loại thẻ này mang đầy đủ tính năng như một thẻ tín dụng hay ghi nợ quốc tế như:

- Cà thẻ tại quầy giao dịch của đơn vị chấp nhận thẻ.
- Đặt hàng và thanh toán qua thư hoặc điện thoại,
- Thanh toán trực tuyến qua Internet
- Rút tiền mặt từ máy ATM mang thương hiệu của tổ chức thẻ.

Ngoài những tiện ích như thẻ tín dụng quốc tế, thẻ trả trước quốc tế còn có thêm những lợi ích sau:

- Chủ thẻ không cần mở tài khoản tại ngân hàng.
- Không cần thực hiện ký quỹ hoặc tín chấp.
- Một số loại thẻ trả trước không định danh như thẻ du lịch (travel prepaid card), thẻ quà tặng (gift card) có thể được giao cho người dưới 18 tuổi sử dụng.

Thẻ thanh toán là gì?

Khái niệm về thẻ thanh toán ?

Đối với thẻ thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó, mỗi một cách diễn đạt nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó. Sau đây là một số khái niệm về thẻ thanh toán:

Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động.

Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân hàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty.

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.

Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.

Tóm lại: các cách diễn đạt trên đều phản ánh lên đây là một phương thức thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động.

Thẻ chia làm hai loai chính là thẻ Credit (tín dụng) thẻ Debit (ghi nợ) là thẻ kết nối với tài khoản cá nhân thông thường.Loại thẻ Credit thường có chữ "Credit" ghi trên thẻ và thẻ Debit thường không ghi gì trên thẻ hay có ghi chữ "Debit".

Khi rút tiền tại các máy ATM tại Việt nam hay trên thế giới thì trên máy ATM có một logo nào giống với một logo trên thẻ thì xem như rút tiền được tại máy ATM đó. Ta cũng sử dụng tương tự thẻ như vậy tại các cửa hàng và siêu thị trên toàn thế giới.

Nguồn Sưu Tầm

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Tìm hiểu Chuẩn EDIFACT

Chuẩn EDIFACT:

  • Electronic Data Interchange for Administration, Commerce and Transpor• Trao đổi dữ liệu điện tử dùng cho Hành chính, Thương mại và Vận tải; viết tắt: EDIFACT),
  • tiêu chuẩn quốc tế về trao đổi dữ liệu điện tử
  • Nó thực chất là tổ hợp của các tiêu chuẩn Hoa Kì ASC X12 với các tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu thương mại (Trade Data Interchange - TDI) được phát triển ở Anh và được dùng khắp Châu Âu.
  • Vì rất nhiều công ty tham gia vào thị trường quốc tế và trao đổi dữ liệu điện tử từ nhiều nước khác nhau nên phát sinh nhu cầu mở rộng EDI trên một cơ sở toàn cầu. Do đó, Liên hợp quốc đã cung cấp một tập tiêu chuẩn quốc tế dưới sự quản lí chung của nhóm Trao đổi Dữ liệu Điện tử trong Hành chính, Thương mại và Giao thông của Liên hợp quốc tên là nhóm UN/CEFACT thuộc Uỷ ban Kinh tế Liên hợp quốc về Châu Âu (UN/USE).
  • Việc phát triển tiêu chuẩn EDI quốc tế cũng được Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) quan tâm. Hai tổ chức này đã hợp tác và phân công cùng xây dựng EDIFACT. Cú pháp và từ điển dữ liệu được thực hiện bởi ISO, còn việc xây dựng các chuẩn và đăng kí thông điệp được chịu trách nhiệm bởi UN/USE.
  • • Tên gọi tắt EDIFACT được UN/USE công nhận năm 1987 và chuẩn y quy tắc cú pháp EDIFACT để đệ trình ISO. Cùng năm đó, ISO đã chấp nhận cú pháp của EDIFACT và cú pháp này trở thành một tiêu chuẩn quốc tế

Tìm Hiểu Chuẩn ISO 8583

Định Nghĩa:
  •  ISO 8583 là chuẩn mã hóa được sử dụng trong các hê thống trao đổi giao dịch điện tử.
  • ISO 8583 đưa ra định dạng message và luồng giao tiếp để các hệ thống khác nhau có thể trao đổi các giao dịch.
  • Các phiên bản khác nhau của ISO 8583 có cách đặt các trường ở vị trí khác nhau. Trong đó ISO 8583:2003 được công nhận rộng rãi.
ISO 8583 bao gồm các phần sau:
  • Message Type Indicator (MTI)
  • One or more bitmaps, indicating which data elements are present
  • Data elements, the fields of the message
  • Message Type Indicator(MTI)
    • Là một trường gồm 4 kí tự số bao gồm:
    • ISO 8583 Version
    • Message Class
    • Message Function
    • Message origin
    • Ví dụ: 0110
    • 0--- : ISO 8583 version
    • -1-- : Message class
    • --1- : Message function
    • ---0 : Message Origin
Bitmaps
  • Trong ISO 8583, bitmaps là một field hay subfield bên trong Message chỉ ra những data element khác hay những data element subfields có thể có mặt bên trong hay một nơi nào khác trong 1 message
  • Một message phải chứa ít nhất một bitmap gọi là Primary Bitmap chỉ ra data element từ 1 đến 64 nào có mặt. Một message cũng có thể cũng có secondary bitmap chỉ ra sự có mặt của các data element từ 65 đến 128. Giống như thế message có thể có Third bitmap chỉ ra sự có mặt hoặc vắng mặt của các data element từ 129 đến 192, mặc dù những data element này rất ít khi được sử dụng.
  • Bitmap được truyền 8 byte nhị phân hoặc 16 byte kí tự hexa( bao gồm 0-9,A-F trong mã ASCII hay tập kí tự EBCDIC). Một field có mặt khi bit đặc trưng của nó trong bitmap có giá trị True. Ví dụ byte 01000010 thì field 2 và 7 có mặt.
Data Elements
  • Data Element là các trường riêng lẻ mang thông tin giao dịch. Có 128 data element được định nghĩa trong version ISO 8583:1987, và mở rộng ra 192 data element trong các phiên bản sau. Mỗi một data element có một nghĩa và một định dạng nhất định, bao gồm một vài data element chung, và một vài element đặc trưng cho từng hệ thống hay từng quốc gia.
  • Mỗi data element được mô tả theo một định dạng chuẩn trong đó định nghĩa nội dung, độ dài của field được truyền theo bảng sau:
  • Mỗi trường có thể được cố định độ dài hoặc độ dài thay đổi theo biến. Nếu có biến độ dài thì nó được đặt trước bởi một tiền tố chỉ ra giới hạn độ dài của field.

Quy Trình Giải Pháp Thương Mại Điện Tử

“Chúng tôi xây dựng cách kinh doanh, không đơn giàn chỉ là thiết kế một trang web”.

Mục đích của chúng tôi là xây dựng thành công mô hình kinh doanh trực tuyến. Cách tiếp cận của chúng tôi khác với hầu hết các dịch vụ khác, trong đó chúng tôi xem những công nghệ cơ bản đơn giản là công cụ hỗ trợ cho thương mại. Thay vào đó, giá trị chúng tôi cung cấp cho khách hàng có thể được đo bằng kinh doanh, bao gồm việc thu hồi vốn, tăng doanh thu và có được lưu lượng truy cập cao hơn.

Giải pháp phù hợp, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của bạn

Tất cả các trang web thương mại điện tử đều đang bán hàng, nhưng chỉ một số ít được thành công. Chúng tôi là những chuyên gia tối ưu hóa kinh doanh trực tuyến của bạn để tăng thu nhập, lượng truy cập vào trang web, tỷ lệ người mua hàng, và xây dưng khách hàng trung thành. Cho dù bạn đang xây dựng từ đầu một mạng kinh doanh mới hoặc đang sở hữu một trang web thương mại điện tử, chúng tôi có thể giúp đỡ bạn tăng tỷ lệ người mua hàng và số lượng bán hàng trên trang web. Tristar có khả năng đưa ra một loạt các giải pháp gần như không giới hạn cho phần thiết kế để đáp ứng nhu cầu cụ thể của bạn. Đội ngũ của chúng tôi đã có hơn nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế và phát triển thương mại điện tử, do đó, chúng ta biết đầu tay những gì làm việc, và những gì không!

Phạm vi cho các giải pháp thương mại điện tử

Chúng tôi là công ty đại diện cho nhiều nhà cung cấp với các dịch vụ liên quan đến xây dựng các chiến lược cho doanh nghiệp trên Internet, và phụ vụ cho các dự án tích hợp lớn và các công ty chuyên cung cấp hosting. Giải pháp của chúng tôi bao gồm:

Phương pháp của chúng tôi

Chúng tôi cam kết về quy trình của chúng tôi luôn hoạt động tốt! Để có được giải pháp thương mại điện tử thành công đòi hỏi mục tiêu rõ ràng, lập kế hoạch chính xác, và một chiến lược khả thi. Tristar đã nghiên cứu một phương pháp duy nhất cho dịch vụ thương mại điện tử gọi là Yêu cầu kỹ thuật thương mại điện tử (ERS) mà nhờ nó, chúng tôi có thể thúc đẩy ngành dịch vụ chuyên môn này và giúp bạn đạt được thành công lâu dài. Để hiểu hơn, bạn có thể xem các bước dưới đây phác thảo dưới đây

Bước đầu tiên trong tiến trình của chúng tôi là tìm hiểu sản phẩm của bạn, ngành công nghiệp của bạn, vị trí của bạn, cũng như đối tượng mục tiêu và môi trường cạnh tranh của bạn. Điều này được thực hiện bằng cách thực hiện nghiên cứu chuyên sâu, thu thập dữ liệu và phân tích.

Tiếp theo chúng ta lên kế hoạch để làm thế nào để đáp ứng tất cả nhu cầu và yêu cầu của từng đối tượng mục tiêu tiềm năng thông qua việc sử dụng của những nhân tố khác nhau của phân khúc người dùng. Điều này đảm bảo đạt tối đa hiệu quả cho lượng truy cập và tỷ lệ người mua hàng.

Cuối cùng chúng tôi tạo ra một kế hoạch chi tiết và lộ trình phác thảo rõ ràng phạm vi dự án hoàn thành và phương pháp thực hiện. Điều này có lợi cho khách hàng bằng cách minh họa các sản phẩm cuối cùng và cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho các nhóm thực hiện.

Các yêu cầu hoàn chỉnh của ERS bao gồm: Yêu Cầu Sáng Tạo, Yêu Cầu Chức Năng, Yêu Cầu SEO, Yêu Cầu Tìm Kiếm, Yêu Cầu Nội Dung và Yêu Cầu Kỹ Thuật. Nó bao gồm thông tin cho các thiết kế và chức năng của mảng kiến trúc thông tin wireframes, sơ đồ trang web và các quy trình xử lý và những đề xuất cần thiết cho công việc phát triển mức độ tùy chỉnh các ứng dụng và cho bên thứ 3 trong quá trình thực hiện, hoặc dựa vào có tiêu chuẩn cho các công cụ thương mại điện tử trên trang web.

ERS là một công việc độc lập, nó có thể được phát triển bởi Tristar hay các bên thứ 3. Nếu bạn chọn Tristar, các giai đoạn thực hiện sẽ bắt đầu, mà chúng tôi định nghĩa nó là Module Phát Triển Thương Mại Điện Tử (EDM-Ecommerce Development Module).

EDM là quy trình công việc nhằm cung cấp các giải pháp đáp ứng các yêu cầu của ERS. EDM bao gồm thiết kế, phát triển, quản lý chất lượng, kiểm tra thực tế trên người dùng, và triển khai các quy trình có liên quan đến bất kỳ công việc nào liên quan đến việc phát triển một trang web chuyên nghiệp. Trong giai đoạn ERS, mỗi bước đều được lên kế hoạch kỹ lưỡng trước, và sau đó thực hiện một cách chính xác, cẩn thận và quản lý chặt chẽ để đảm bảo kết quả tốt nhất.